Bài tập môn Tiếng Việt, Toán Lớp 3

doc 9 trang Minh Nguyệt 17/03/2025 330
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Tiếng Việt, Toán Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_tap_mon_tieng_viet_toan_lop_3.doc

Nội dung tài liệu: Bài tập môn Tiếng Việt, Toán Lớp 3

  1. MÔN:TIẾNG VIỆT ĐỌC LỚP 3 I.Đọc thầm và làm bài tập trắc nghiệm: Nắng phương Nam Hôm nay đã là hai mươi tám Tết. Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người. Uyên cùng các bạn đi giữa rừng hoa như đi trong mơ. Đang ríu rít chuyện trò, cả nhóm bỗng sững lại vì tiếng gọi: - Nè, sắp nhỏ kia, đi đâu vâỵ? Tưởng ai, té ra là nhỏ Phương. Uyên đáp: - Tụi mình đi lòng vòng tìm chút gì để kịp gửi ra Hà Nội cho Vân. - Có phải Vân hát dân ca ở trại hè Nha Trang không? - Phải đó. Mấy đứa mới nhận được thư Vân sáng nay. - Tết ngoài đó chắc là vui lắm? - Vui nhưng mà lạnh dễ sợ luôn. Đây nè, mình đọc một đoạn thư của Vân nhé! Vừa nói, Uyên vừa rút trong túi ra một tờ giấy. - “Hà Nội đang rạo rực trong những ngày giáp Tết. Trời cuối đông lạnh buốt. Những dòng suối hoa trôi dưới bầu trời xám đục và làn mưa bụi trắng xóa.” Viết hay quá phải không? - Ước gì chúng mình gửi cho Vân được ít nắng phương Nam nhỉ! Huệ nói. Theo Trần Hoài Dương Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây ! 1, Uyên cùng các bạn đang đi đâu, vào dịp nào? A. Đi dự trại hè ở Nha Trang. B. Đi chơi chợ hoa ở Hà Nội. C. Đi chơi ở chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ vào dịp giáp Tết 2. Qua nội dung thư của Vân, Uyên và các bạn cảm nhận được không khí chuẩn bị đón Tết và tiết trời ở Hà Nội như thế nào ? A. Không khí rất raọ rực và trời nhiều mây B. Vui nhưng mà lạnh dễ sợ C. Nhộn nhịp và trời nắng to 3, Ở phương nam những ngày giáp tết, tiết trời ra sao?
  2. A. Nhiều nắng B. Rất mát mẻ C. Hơi se lạnh 4. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh ? A. Hôm nay đã là hai mươi Tết . B. Uyên cùng các bạn đi giữa rừng hoa như đi trong mơ. C. Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người. 5. Trong câu: “Hà Nội đang rạo rực trong những ngày giáp Tết”. Cụm từ “đang rạo rực trong những ngày giáp Tết” trả lời cho câu hỏi nào ? A. Như thế nào ? B. Là gì? C. Làm gì ? II, Đọc thành tiếng: Học sinh đọc một đoạn thơ (hoặc văn) trong SGK Tiếng Viêt tập 1, theo yêu cầu của thầy giáo, cô giáo.
  3. MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3 A/ Chính tả 1, Bài viết: 2, Bài tập: Điền vào chỗ trống n hay l Tay .àm hàm nhai, tay quai miệng trễ. Nhai kĩ o âu, cày sâu tốt .úa B/ Luyện từ và câu 1. Hãy tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong những câu thơ sau: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
  4. 2. Xếp các từ sau vào hai nhóm: cây đa, gắn bó, dòng sông, con đò, nhớ thương, yêu quí, mái đình, thương yêu, ngọn núi, phố phường, bùi ngùi, tự hào. Chỉ sự vật ở quê hương Chỉ tình cảm đối với quê hương . . . . . . . . . . C/ Tập làm văn: Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về một người hàng xóm mà em quý mến.
  5. Bài viết: Chiều trên sông Hương Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tĩnh lạ lùng Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều sớm nhất trong thành phố, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc trên mặt nước. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gõ những mẻ cá cuối cùng, khiến mặt sông nghe như rộng hơn Hoàng Phủ Ngọc Tường
  6. MÔN: TOÁN LỚP 3 Phần 1: TRẮC NGHIỆM Mỗi bài tập dưới đây nêu kèm theo một số câu trả lời A, B, C, D. Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng Bài 1: Số liền sau của số 397 là: A. 379 B. 398 C. 396 D. 937 Bài 2: Kết quả của phép tính 25 – 5 x 5 là: A. 0 B. 10 C. 25 D. 100 Bài 3: Số lớn là 30, số bé là 5. Số lớn gấp số bé số lần là: A. 35 lần B. 25 lần C. 7 lần D. 6 lần Bài 4: Số thích hợp điền vào chỗ chấm để 3m 5cm = cm A. 8 B. 350 C. 80 D. 305 Bài 5: Chu vi của hình vuông cạnh 5 cm là: A. 20cm B. 25cm C. 9 cm D. 15cm Bài 6: Học sinh khối lớp 3 có 95 bạn đi thăm quan vườn quốc gia Xuân Thủy. Nhà trường dự định thuê loại xe 7 chỗ (không tính lái xe). Hỏi phải cần thuê ít nhất bao xe loại đó để chở hết số học sinh? Số xe chở hết số học sinh là: A. 13 B. 14 C. 15 D. 16 Phần 2: TỰ LUẬN Bài 1: Đặt tính rồi tính: 105 x 8 375 : 5 . . . Bài 2: Tìm X
  7. X : 6 = 101 X x 4 = 244 . . . . . Bài 3: Tính giá trị biểu thức: a, 218 + 136 x 2 b, 306 + 63 : 3 Bài 4: Có 3 thùng dầu, mỗi thùng chứa 125 lít, người ta đã lấy ra 185 lít dầu từ các thùng đó. Hỏi còn lại bao nhiêu lít dầu? Bài 5: Cho dãy số 1, 1, 2, 4, 7, 13, , a, Dãy số viết theo quy luật
  8. b, Số tiếp theo của dãy số là: